Rated 4.9/5 based on 68 votes
[tintuc]
Đại lý thực phẩm đông lạnh chúng tôi khuyên người tiêu dùng cần biết giữ vệ sinh trong các khâu bảo quản và chế biến thực phẩm. Biết chọn thực phẩm tươi sống, hợp vệ sinh và tuân thủ quy trình chế biến thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm...
Đại lý thực phẩm đông lạnh chúng tôi khuyên người tiêu dùng cần biết giữ vệ sinh trong các khâu bảo quản và chế biến thực phẩm. Biết chọn thực phẩm tươi sống, hợp vệ sinh và tuân thủ quy trình chế biến thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm...
Mùa hè là thời điểm thuận lợi nhất cho vi khuẩn, côn trùng, ruồi
muỗi sinh sôi nảy nở do thay đổi thời tiết, không khí oi nồng, nóng bưc. Đây là nguyên nhân khiến số bệnh nhân ngộ đọc thực phẩm tăng vọt, lớn hơn rất nhiều
so với các mùa khác trong năm. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý gây nên
khi người dùng ăn phải thực phẩm không sạch mà nguyên nhân gây bệnh có thể là
do vi khuẩn, virut, kí sinh trùng hay độc tố của chính thực phẩm người ta ăn phải.
Chất độc còn tồn đọng lại trong thực phẩm từ quá trình sản xuất , chế biến và bảo
quản. Theo thống kê của cơ quan y tế, mỗi năm ở Việt Nam có 250 – 500 vụ ngộ độc
thực phẩm, hơn 100 ca tử vong và tập chung nhiều nhất vào các tháng mùa hè, đỉnh
từ tháng 4 -7, đỉnh từ tháng 9 – 11, và đỉnh thứ nhất cao hơn đỉnh thứ hai.
Nguyên
nhân đầu tiên dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do thói quen canh tác và sản xuất
không đảm bảo vệ sinh an toàn, mùa hè khi nhu cầu dùng rau xanh tăng cao thì
nguy cơ ngộ độc từ rau xanh cũng có xu hướng tăng theo. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, người trồng
rau thường dùng các loại thuốc kích thích, tăng trưởng, hoăc thuốc bảo vệ thực
vật có độ độc cao để rau tăng trưởng nhanh sau đó lại vội vàng mang rau ra chợ
bán mà không cần quan tâm đến thời gian là thu là sau phun thuốc từ 7 – 10 ngày
theo quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo cục bảo vệ thực
vật, hầu hết các loại rau bán ngoài chợ đều không đảm bảo chất lượng về sinh an
toàn thực phẩm. Có tới 30% trong số đó là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Vậy nên
vào mùa hè người tiêu dùng càng phải thận trọng hơn với các loại rau xanh mơn mởn,
không sâu bọ.
Theo
các chuyên gia vệ vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường
do thức ăn nhiễm vi sinh vật do các loại vi khuẩn, kí sinh trùng vì mùa hè nhiệt
độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển, đặc biệt thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật như thị, trứng, cá, sữa là các loại chất giàu đạm rất dễ
trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là các vi khuẩn gây bệnh
phát triển, khi đó thức ăn đã biến thành chất độc. (Nhiệt độ phát triển thuận lợi
nhất của vi sinh vật là từ 30 đến 35 độ C, trong vòng 24h, 1 vi sinh vật có thể
sinh ra hàng triệu vi sinh vật).
Trong
mùa hè nóng nực tại các khu chợ dễ thấy các loại thịt cá chết, ôi thui được ướp
đá, bảo quản sơ sài như các loại mực, tôm, cá. Việc bảo quản tạm bợ này là cơ hội
cho các vi sinh vật gây bệnh hoạt động mạnh trong thực phẩm hoặc nếu không được
bảo quản bằng đá thì cảnh tượng ruồi nhặng bu đầy vào thực phẩm là không thể
tránh khỏi. Nếu ăn phải các loại thực phẩm đang có nguy cơ biến chất này thì
chúng ta có thể nhiễm phải các loại vi khuẩn gây bệnh như khuẩn ecoli gây bệnh
tả, khuẩn xamonila gây thương hàn , nguy cơ này không thể loại trừ với các loại
thủy hải sản trong siêu thị được ướp đá từ ngày này qua ngày khác.
Mùa
hè là thời điểm lên ngôi của thức ăn đường phố,
quán ăn vỉa hè. Trên một số tuyến phố của Hà Nội , quán ăn vỉa hè được
bày biện rất tạm bợ, chỉ với một vài cái ghế được dựng trên nền đất nhem nhuốc
mà các quán bún đông kín khách từ sáng đến tối. Khách cứ vô tư ăn mà không hề
quan tâm đến các bãi rác xung quanh, cống rãnh bẩn ngay bên cạnh, Nguy cơ nhiễm
khuẩn từ các quán ăn thức uống như thế này là không tránh khỏi. Cũng liên quan
đến các quán ăn vỉa hè, mùa hè là thời điểm nhu cầu về nước sinh hoạt tăng cao,
những quán ăn tạm bợ thường khan hiếm nguồn nước nên việc vệ sinh sạch sẽ bát
đũa, dụng cụ nấu ăn rất khó thực hiện, thậm chí nhiều quán ăn chỉ với 1,2 chậu
nước mà số cốc hay bát đũa trong cả ngày đều được rửa chung trong đó.
Một
nguy cơ khác dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn là khi sử dụng các thực phẩm
động vật còn tươi sống hoặc chưa nấu kỹ như ăn tiết canh, tim cật tái, thịt
tái, gỏi cá nghĩa là các vi sinh vật còn sinh sống trong các thực phẩm này chưa
bị tiêu diệt. Tiết canh là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng đó cũng là ổ
bệnh nguy hiểm. Các biện pháp xử lý nhiệt thô sơ như nhúng, tái, trần thât sự chưa thể đủ để tiêu diệt được các loại vi khuẩn
có trên bề mặt thực phẩm, đó là chưa kể các vi khuẩn đã phát triển sâu vào bên
trong thực phẩm.
Nhiều
người nhầm tưởng rằng thức ăn đã được bảo quản trong tủ lạnh là có thể yên tâm
nên đã để thức ăn dự trữ hoặc thậm chí là thức ăn đã dùng dở quá lâu trong tủ lạnh.
Các gia đình cần biết rằng, ngăn lạnh đúng tiêu chuẩn , nhiệt độ là 5 độ C chỉ
làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không làm chết vi khuẩn. Chưa kể đến
khi chúng ta để quá nhiều thực phẩm, tủ lạnh dùng lâu không vệ sinh các ngăn rồi
những lúc mất điện là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn. Đặc biệt
là sự sinh sôi, lây lan của vi khuẩn từ thức ăn sống sang thức ăn chín.
Bên
cạnh đó còn một nhóm nguyên nhân nữa có thể gây ngộ độc như ăn phải những thực
phẩm nhiễm độc tố như độc tố từ cóc, cá lóc hoặc thực phẩm bị nhiễm độc tố.
Còn
rất nhiều nguyên nhân khác gây ô nhiễm thực phẩm trong mùa hè, sự cộng hòa các
nguyên nhân đã khiến những tháng nắng nóng này trở thành cao điểm về ngộ độc thực
phẩm. Để đề phòng ngộ độc do nhiễm khuẩn trong mùa hè, đại lý thực phẩm đông lạnh
chúng tôi khuyên người tiêu dùng cần biết giữ vệ sinh trong các khâu bảo quản
và chế biến thực phẩm. Biết chọn thực phẩm tươi sống, hợp vệ sinh và tuân thủ
quy trình chế biến thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm là chọn thực phẩm tươi sống
, nấu chín, bàn tay sạch, dụng cụ sạch, không ăn đồ cũ.
[/tintuc]